Open top menu
Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Thông tin về du học Mỹ tràn ngập khắp các trang mạng khiến độc giả đôi khi xem nhẹ những thông tin tổng hợp và những lời khuyên tưởng chừng như ”biết rồi khổ lắm nói mãi”. Mỗi cá nhân, mỗi sinh viên với khả năng khác nhau, sẽ phải chọn lựa những khởi đầu và đường đi khác nhau để đạt được giấy trúng tuyển nhập học, vượt qua được kỳ phỏng vấn VISA và hạ cánh an toàn tại ”vùng đất hứa”.
Lựa chọn nào cho những khởi đầu?
Với bất cứ thời điểm khởi đầu nào, giáo dục Mỹ cũng có  lựa chọn cho bạn: trung học phổ thông, ĐH hay sau ĐH. Sự khởi đầu sớm từ bậc trung học là một tấm vé chắc chắn để nhập học bậc đại học tại các trường đại học tốt hay nổi tiếng tại Hoa Kỳ. Học sinh có thể bắt đầu từ lớp 8 hoặc sớm hơn, hay từ lớp 10, 11. Với các bạn trẻ Việt tốt nghiệp phổ thông trung học trong nước, có 2 con đường lựa chọn: cao đẳng cộng đồng (CC) hoặc các trường ĐH. CC là cánh cửa tiết kiệm và dễ dàng có được thư mời học. Sau khoá học 2 năm tại các trường CC, sinh viên được chuyển tiếp lên 2 năm cuối hệ cử nhân tại các trường ĐH. Sinh viên tốt nghiệp tú tài tại Việt Nam cúng có thể nộp đơn xin học năm nhất tại các trường ĐH của Mỹ.
Tuy nhiên, cơ hội được chấp thuận sẽ thấp hơn tại các trường CC, và hiển nhiên chi phí cho một năm học cũng cao hơn đáng kể. Cơ hội học sau ĐH tại Mỹ đa dạng với nhiều lựa chọn và chuyên ngành phong phú. Sinh viên chưa đủ trình độ Anh ngữ để nhập học chính khoá nên theo học tại các trung tâm lớn.
Bắt đầu như thế nào?
Có quá nhiều cơ sở đào tạo và chương trình học tại Mỹ, sẽ là một điều khó khăn nếu gia đình và sinh viên không đặt ra những tiêu chí ban đầu làm cơ sở cho quá trình lựa chọn. Dưới đây là ví dụ một số nhân tố điển hình tác động vào qua trình lựa chọn của khách hàng, do các chuyên gia tư vấn du học Mỹ chia sẻ:
 
Hãy tham khảo dịch vụ tư vấn của các tập đoàn tư vấn du học chuyên nghiệp để có được quyết định sáng suốt và phù hợp nhất.
Chi phí ước tính và cơ hội học bổng
Các con số thống kê dưới đây cung cấp cho quý vị phụ  huynh và các em học sinh một cái nhìn tổng thể  về chi phí học tập và sinh hoạt trung bình tại Mỹ. Chi phí sinh hoạt dao động  thấp hơn hay nhiều hơn con tuỳ thuộc vào nhu cầu cá nhân và khả năng hạch toán chi tiêu của sinh viên. Tại Hoa Kỳ có sự chênh lệch rõ rệt về học phí giữa các chương trình, hệ thống trường và đặc biệt giữa các tiểu bang. 
Học bổng du học: ngoài học bổng chính phủ, hầu hết các trường đều có quỹ học bổng cho sinh viên xuất sắc. Theo thống kê trong Market Updates 2010 của Hội đồng Anh, hơn 57% các cơ sở đào tạo tại Mỹ thúc đẩy các nguồn học bổng để thu hút sinh viên quốc tế trong năm qua. Vui lòng truy cập website của EducationUSA, IIE hoặc website của trường ĐH bạn chọn lựa để biết thêm thông tin. Phụ huynh và sinh viên nên liên hệ với các tập đoàn tư vấn du học Mỹ chuyên nghiệp để được tư vấn chi tiết.
Có nhiều lý do dẫn tới việc nhiều bạn không vượt qua được kỳ phỏng vấn Visa, nhưng nguyên nhân chính vẫn nằm ở chỗ các bạn không thuyết phục được người phỏng vấn về nguyện vọng và kế hoạch học tập của bản thân. Về nguyên tắc, visa officer nhìn bạn dưới góc độ người nhập cư. Trong thời gian ngắn ngủi tại buổi phỏng vấn, bạn phải cung cấp được nhiều thông tin nhất có thể về kế hoạch học tập của mình một cách thuyết phục và có hệ thống. Trong các buổi hội thảo tư vấn phỏng vấn Visa thành công, các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho sinh viên nên nhấn mạnh những chi tiết chứng tỏ bạn có quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng về trường, điểm làm trường bạn lựa chọn nổi bật hơn so với những lựa chọn khác, lựa chọn này phù hợp với bản thân bạn ra sao, hay đơn cử là ngành bạn học tại trường có thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng ngành tại Mỹ. Thêm vào đó, kế hoạch tài chính của bạn phải rõ ràng và minh bạch. Năng lực học tập của bạn tại trường phổ thông và/hay ĐH cũng như kế hoạch học tập tại những cơ sỏ đào tạo có uy tín cũng là những yếu tố rất quan trọng. Hãy trung thực và tự tin trong suốt quá trình phỏng vấn!
Cơ hội làm thêm cho sinh viên quốc tế
Không như tại các nước châu Âu, hầu hết sinh viên quốc tế tại Hoa Kỳ (F-1 Visa) chỉ được phép làm thêm tại trường (on-campus, bao gồm cả các công ty cung cấp dịch vụ cho sinh viên trong khuôn viên trường) tối đa 20 giờ một tuần và toàn thời gian trong kỳ nghỉ hè, nghỉ lễ. Có 4 trường hợp sinh viên được phép làm thêm ngoài khuôn viên trường (off-campus): các kỳ thực tập, làm việc tại các tổ chức quốc tế được công nhận, hay sinh viên có hoàn cảnh khó khăn gây nên bởi những ngoại cảnh không có khả năng dự đoán trước (optional practical training, cirricular practical training, severe economic hardship, employment with an International Organization). Phụ huynh và học sinh nên truy cập trang web của U.S. Citizenship and Immigration Service (USCIS) để hiểu rõ những quy định và điều kiện ràng buộc cho những ngoại lệ này.

ST Internet 
Different Themes
Written by Templateify

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét